Viên đất nung: đặc điểm, phân loại và ứng dụng

Khi chọn giá thể cho cây trồng, bạn thường băn khoăn không biết đâu là lựa chọn thích hợp: Perlite, Pumice, Vermiculite, xỉ than hay viên đất nung. Chúng đều là những giá thể vô cơ, thông khí tốt. Nhưng chúng có gì đặc biệt để chọn làm giá thể mà không phải loại còn lại.

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về viên đất nung hay còn gọi là sỏi nhẹ.

1. Viên đất nung (sỏi nhẹ) là gì?

Viên đất nung là một loại cốt liệu nhẹ được tạo ra bằng cách nung đất sét đến khoảng 1.200 ° C trong lò quay. Khí sinh ra làm đất sét nở ra thành hàng ngàn bong bóng nhỏ, tạo ra cấu trúc tổ ong.

Viên đất nung còn có nhiều tên gọi khác như sỏi nhẹ, viên đất sét nung hay leca. Viên có hình dạng gần tròn hoặc hình củ khoai tây do chuyển động tròn trong lò nung. Trên thị trường, hiện có nhiều loại với nhiều kích cỡ và độ hoàn thiện khác nhau.

viên đất nung

2. Các loại viên đất nung (sỏi nhẹ) trên thị trường

Trên thị trường hiện nay chủ yếu có 3 loại chính nguồn gốc từ Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc.

2.1. Viên đất nung Thái (đất nung popper)

Đây là loại có độ hoàn thiện cao nhất. Chúng có hình dạng tròn, nhẵn như những quả bóng nhỏ. Tuy nhiên, bề mặt nhẵn cũng khiến rễ cây không bám được vào giá thể. Vì mẫu mã đẹp, loại này thường được sử dung để trang trí bề mặt các chậu cảnh, bonsai. Sỏi nhẹ Thái có giá thành tương đối cao với các dòng sản phẩm khác.

2.2. Viên đất nung Việt Nam

Thường không tròn đều như loại của Thái nhưng độ sần sùi tạo ra các khe hở để khí lưu thông trong giá thể nhiều hơn. Cây cũng thường dễ dàng bám rễ vào hơn. Có thể sử dụng để làm giá thể hoặc làm lớp lót dưới đáy chậu.

2.3. Viên đất nung Trung Quốc

Hình dạng bên ngoài tương đối giống như viên đất nung Việt Nam nhưng đẹp hơn, mịn đều, nhẹ và hơi có đốm. Dễ gặp tình trạng trộn các chất phụ gia như bột chì, bột đồng nên viên đất rất nhẹ, mịn nhưng dễ vỡ. Khả năng giữ nước không cao, và có giá thành khá rẻ.

Viên đất nung loại Thái và Việt Nam thường rất bền, có thể tái sử dụng trong nhiều năm.

viên đất nung trồng cây

3. Ưu điểm của giá thể trồng cây viên đất nung

3.1. Cung cấp lượng nước phù hợp cho cây

Sự khác biệt đối với cây trồng trong sỏi nhẹ, so với cây trồng trong đất, là cây có thể chọn thời điểm để hấp thụ nước. Khi bạn đang sử dụng đất, bạn thường tưới nước theo chu kỳ hoặc khi đất cảm thấy. Điều này đơn giản hơn khi sử dụng sỏi nhẹ, bạn chỉ cần tưới khi hết nước trong chậu. Khi đó cây đã hấp thụ hết nước hoặc những viên đã ngậm no nước.

Bạn có thể thêm nước cho đến khi nó vừa ngập dưới rễ cây. Cây của bạn bây giờ sẽ có thể tự chọn lượng nước mà chúng muốn.

viên đất nung

3.2. Không tiềm ẩn các mầm bệnh

Khi sử dụng sỏi nhẹ, thay vì sử dụng đất, bạn sẽ ít phải đối phó với sâu bệnh hơn. Điều này là do thực tế đơn giản rằng rễ ở trong giá thể đất nung ít bị thối rễ hơn là ở trong đất. Khi đất quá ẩm ướt quá lâu, đất sẽ bắt đầu thối rữa và sẽ cuốn rễ cây theo. Điều này thu hút bọ và các loại dịch hại khác.

Viên sỏi nhẹ không chứa bất kỳ sinh vật sống nào, có nghĩa là nó sẽ không bắt đầu thối rữa khi bị ướt quá lâu. Rễ cây của bạn hút ẩm với liều lượng nhỏ từ các quả bóng đất sét. Do vậy chúng cũng không bị ngập úng. Sự kết hợp này có nghĩa là khả năng thối rễ ít hơn nhiều và điều này cũng giúp tránh xa sâu bệnh.

Thực tế, các loài gây hại thường phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt, như nhện đỏ. Do đó, bạn có thể phải phun sương cho cây để đảm bảo môi trường đủ ẩm. Độ ẩm trên bề mặt sẽ thu hút nhện và các loài gây hại khác tìm cơ hội định cư. Nhờ những khoảng trống lớn ở giữa các viên sỏi, hơi ẩm thừa sẽ có nhiều cơ hội bay hơi hơn. Điều này giúp môi trường của cây luôn đủ ẩm, nhưng không quá ẩm, ngay cả khi không phun sương.

viên đất nung rau mầm

3.3. Có thể dễ dàng kiểm tra sự phát triển của bộ rễ cây

Khi bạn trồng cây trong đất, lần duy nhất bạn thực sự nhìn thấy rễ là khi bạn đang trong quá trình thay chậu cho cây. Giữa việc trồng và thay chậu, bạn sẽ không thực sự biết rễ trông như thế nào và hoạt động của chúng ra sao.

Tuy nhiên, khi bạn đang trồng trong viên đất nung trong chậu kính, bạn sẽ có thể xem xét bộ rễ mỗi ngày.

3.4. Có thể tái sử dụng

Bạn không thể, hay đúng hơn là không nên tái sử dụng đất trồng cho cây cũ. Đất cần có các dinh dưỡng, các khoáng chất đễ cung cấp cho cây. Nhưng với đất cũ, sẽ rất khó để bạn có thể xác định độ màu mỡ còn lại của đất.

Nếu cần sử dụng lại đất cũ, bạn cần cải tạo đất. Việc cải tạo đất bao gồm việc một số chất cần thiết để cải tạo lại môi trường hữu cơ, hệ vi sinh, xử lý độ pH, xử lý mầm bệnh tiềm ẩn. Còn đối với viên đất nung, bạn chỉ cần đảm bảo vệ sinh chúng để tái sử dụng. 

Sỏi đất nung hầu như không bị phân hủy nên khi cây trở nên quá lớn với chậu, bạn chỉ cần chuyển cây cùng giá thể cũ sang một chậu mới to hơn.

viên đất nung cốc rau

4. Nhược điểm của giá thể trồng cây viên đất nung

Bên cạnh đó cũng có rất nhiều lý do để không sử dụng viên đất nung mà sử dụng đất. Hãy cùng xem xét một số nhược điểm dưới đây của viên đất nung:

4.1. Cần bón phân đặc biệt

Thực tế rằng sỏi nhẹ không chứa bất kỳ chất dinh dưỡng sống nào và bởi chúng chỉ là những “quả bóng” đất sét. Nếu bạn đã sử dụng phân bón cho cây trồng trên đất của mình trước đây và vẫn còn thừa, bạn khó có thể sử dụng lại trên sỏi nhẹ.

Khi sử dụng sỏi nhẹ, bạn cần mua phân bón thủy canh đặc biệt thay vì phân bón cây thông thường. Phân bón cây trồng thông thường được sử dụng cho cây trồng bằng đất chứ không phải phương pháp thủy canh.

4.2. Có thể phải mua chậu mới và thiết bị khác

Khi sử dụng viên đất nung làm giá thể 100%, trong một số trường hợp bạn sẽ cần một chậu không có lỗ thoát nước. Nghe khá lạ, khi các giá thể trồng cây khác luôn yêu cầu chậu phải thông thoáng để thoát hơi ẩm thừa. Nhưng với sỏi nhẹ, chúng cần một bình đáy kín để có thể hấp thụ nước.

Bạn cũng sẽ cần các thiết bị khác như máy đo pH để theo dõi chất lượng nước để đảm bảo rằng nó giữ ở mức độ pH thích hợp. Mức độ pH rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến sự sẵn có của chất dinh dưỡng cho cây.

5. Hướng dẫn lựa chọn viên đất nung phù hợp cho từng loại cây trồng

5.1. Dùng trong trồng lan

Khi trồng lan bằng viên sỏi nhẹ sẽ giúp lan phát triển mạnh và khỏe đẹp, viên đất nung giúp giữ nước đồng thời chống ngập úng góp phần làm cho rể phát triển mạnh hút được nhiều dinh dưỡng hơn.

Nó cũng làm tăng lượng không khí có trong bầu trồng lan giúp rể lan hô hấp tốt, tạo môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật có lợi phát triển.

Rễ lan sẽ thường bám vào các giá thể tơi xốp như viên đất nung do đó khi trồng lan nên lựa chọn những loại viên có kích thước lớn phổ biến là loại có kích cỡ 10-20mm.

trồng lan sỏi nhẹ

5.2. Dùng trong hệ thống Aquaponics

Viên đất nung đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống trồng rau Aquaponics. Đây là giá thể giúp rể cây rau bám vào và là nơi giữ nước tạo độ ẩm cũng như giữ dinh dưỡng để nuôi cây rau. Ngoài ra nó đóng vai trò lọc nước trước khi nước trở về lại bể nuôi cá.

Viên đất nung có kích thước lớn kích cỡ 10-2mm rất thích hợp và cho hiệu quả cao khi sử dụng làm giá thể trồng cây trong hệ thống Aquaponics.

hệ thống hồ cá sỏi nhẹ

5.3. Dùng trong phối trộn đất trồng rau

Viên đất nung phối trộn với đất trồng rau giúp đất tơi xốp, đất giữ nước và dinh dưỡng tốt hơn.

Viên đất nung loại kích thước nhỏ 5-10mm sẽ thích hợp khi phối trộn với đất trồng rau.

5.4. Dùng trong trồng rau mầm

Khi trồng rau mầm bằng giá thể viên đất nung bộ rễ rau mầm sẽ cực kỳ sạch sẽ, dễ dàng thu hoạch mà không cần tốn nhiều công sức. Giúp tiết kiệm được rất nhiều nước để rửa sạch đất bám trên rễ khi trồng bằng đất thông thường.

Không cần phải tưới nước hàng ngày, có thể ngâm ngập trong nước mà vẫn đủ ẩm và không bị úng.

Viên đất nung có kích thước nhỏ 5-10mm thích hợp cho việc trồng rau mầm.

Hi vọng qua bài viết trên đây, các bạn có thể ứng dụng được viên đất nung cho việc trồng cây của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.