Giáng Sinh về, Tết âm lịch tới cũng là lúc mọi người trang trí lại tổ ấm của mình bằng các loại cây hoa cảnh. Bên cạnh các loại cây đặc trưng của Tết Việt như đào, đồng tiền, nụ tầm xuân… thì những loại cây mà Gốm Sân Vườn sắp giới thiệu hy vọng sẽ đem lại sự mới lạ và độc đáo cho không gian gia đình bạn.
1. Tùng thơm
1.1. Nguồn gốc
Tên khoa học của cây tùng thơm là Cupressus macrocarpa. Một số nơi gọi cây tùng thơm là cây tùng chanh hay cây tùng hương. Có những cái tên như vậy vì cây có mùi thơm rất dễ chịu đặc trưng. Lá cây tùng thơm có dạng lá kim, màu xanh nõn chuối nhìn rất tươi.
Xuất xứ của giống cây này là các khu vực phía nam châu Mỹ. Sau này cây được mang đi nhân giống tại nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
1.2. Đặc điểm
Cây tùng thuộc loại cây thân gỗ có kích thước nhỏ. Những cây thông thường cao từ 40 – 60cm. Có những cây cao thì tối đa lên tới 2 đến 3m. Lá cây tùng thơm thuộc dạng lá kim, mọc khá dày và có màu xanh như nõn chuối nhìn rất đẹp và dịu mắt. Các tán lá nhỏ dần về ngọn tạo thành hình tháp tự nhiên có tính thẩm mỹ cao.
Giống như các loại cây tùng khác, cây tùng thơm có chứa tinh dầu thơm dễ chịu và xua đuổi côn trùng. Các loài sâu bọ, muỗi và ruồi không thích mùi hương này nên cây cũng ít bị nhiễm sâu bệnh.
1.3. Ý Nghĩa
Cây tùng là loài cây mọc thẳng có dáng đẹp, thế hiên ngang. Người ta vẫn thường ví đứng thẳng như tùng cũng là vì lẽ ấy. Cây tùng như là một người quân tử luôn luôn ngay thẳng dù trong bất cứ trường hợp nào. Cây tùng thơm trồng trong nhà sẽ tạo sự sang quý và hiên ngang cho chủ nhân.
1.4. Cách chăm sóc
Ánh sáng: Chỉ cần không đặt trực tiếp cây tùng thơm dưới ánh sáng mặt trời, bạn có thể trồng cây tùng thơm tại nhiều nơi khác nhau. Thông thường các vị trí gần cửa sổ và ban công là phù hợp nhất cho cây tùng thơm trồng trong nhà.
Đất trồng: Kiểm tra độ tơi xốp của đất thường xuyên để đảm bảo khả năng thoát nước.
Cách tưới nước: Cây tùng thơm có kích thước nhỏ nên dùng vòi xịt phun sương để tưới là hợp lý. Các loài lá kim ít bị thoát hơi nước nên nhu cầu nước không cao. Vì vậy tránh tưới nhiều nước để không làm thối rễ cây.
2. Sơn tùng
2.1. Nguồn gốc
Cây sơn tùng hay còn được gọi là tùng búp, tùng núi có tên khoa học là Chamaecyparis lawsoniana “Ellwoodii”. Cây có nguồn gốc xuất xứ từ các nước châu Á.
2.2. Đặc điểm
Cây Sơn tùng là loài cây lá Kim có hình tháp tự nhiên, thuộc loại cây thân gỗ nhỏ, phần dưới phình to ra, phần trên nhỏ dần đến ngọn. Cây phát triển khá chậm, có sức sống, có khả năng chịu được nắng nóng với chiều cao trung bình mỗi cây từ 30 – 80cm.
Lá Sơn tùng mọc dày thành từng lớp bao quanh cành, nhánh, phần đầu ngả sang màu trắng bạc. Các lá Sơn tùng thường phát triển theo hướng đi lên, tạo dáng đẹp và sang trọng với nhiều lớp lá bao phủ bên ngoài. Đây cũng là nét đặc trưng tuyệt vời của Sơn tùng.
2.3. Ý nghĩa
Nhắc đến công dụng trang trí của cây Sơn tùng thì cũng không thể bỏ qua được vào mỗi mùa giáng sinh. Bởi kiểu dáng khá giống với cây thông Noel nên cây Sơn tùng cũng ngày càng được sử dụng phổ biến, đa năng; thay cho cây thông cao lớn, có phần hơi bất tiện nếu đặt tại các không gian có diện tích khiêm tốn.
Cây Sơn tùng là cây lá kim – một trong những nhóm cây quan trọng nhất trên thế giới, giúp lọc khí cacbonic, điều hòa khí hậu môi trường sống.
2.4. Cách chăm sóc
Ánh sáng: cây cần được tiếp xúc nhiều với ánh sáng trực tiếp ngoài trời, cho nên nếu bạn bố trí cây trong nhà thì cũng hãy thường xuyên mang cây ra ngoài nhé, mỗi tuần hứng nắng 2 lần, mỗi lần 2 tiếng là được rồi nè.
Lượng nước: cây có khả năng chịu úng kém, do đó không cần tưới nước thường xuyên mỗi ngày cho cây. Tưới với lượng nước vừa đủ, trên cành lá là đủ.
Đất trồng: Loại đất tơi xốp dễ thoát nước, không bị tác động nhiều là thích hợp nhất với cây.
Bón phân: Dùng phân lân bón lót khi bắt đầu trồng là tốt cho cây, hoặc bạn cũng có thể rải phân hóa học xung quanh gốc để sử dụng lâu dài.
3. Kim ngân lượng
3.1. Nguồn gốc
Cây có tên khoa học là Ardisia Crenata, phân nhánh Myrsinaceae của họ Primulaceae (họ Anh Thảo). Nhiều tài liệu cho rằng cây xuất xứ từ Đông Á, một số khác lại khẳng định Kim Ngân Lượng nhập đến Việt Nam từ Nhật hoặc Trung Quốc.
Ở Việt Nam, tại các nhà vườn khác nhau sẽ có tên gọi khác nhau, như Châu Sa Kim, Bách Lượng Kim, Đại La Tán. Nó còn được biết đến bởi một loạt các tên như cây Cơm Nguội, Trọng Đũa, Berry Giáng Sinh, Holly Úc, San Hô Ardisia, Bụi San Hô, San Hô, Mắt Gà Mái,…
3.2. Đặc điểm
Cây Kim Ngân Lượng thuộc dạng thân gỗ bụi nhỏ sống lâu năm. Chiều cao của cây thường từ 30cm đến 2-3 mét. Lá cây mọc tỏa đều quanh cành và thân cây, hình bầu dục, nhọn ở đầu, mép lá uốn lượn, bề mặt lá xanh đậm, bóng nhẵn đầy sức sống.
Cây ra hoa màu trắng hoặc hồng với bao phấn màu vàng và mọc thành cụm ở nách lá và thường được bao phủ trong nhiều đốm đen. Những bông hoa (ngang 4-6mm) thường có năm đài nhỏ (dài 1-2,5mm) với đầu tròn, năm cánh hoa và năm nhị hoa. Năm cánh hoa liên kết với nhau ở gốc và có đầu nhọn. Hoa nở vào giữa mùa hè, từ tháng 4-5 dày đặc quanh thân như những hạt châu sa.
3.3. Ý nghĩa
Theo quan niệm phong thủy, màu đỏ là màu tượng trưng cho sự may mắn. Cây trái sai quả trĩu cành là biểu hiện của ấm no, sung túc. Hội tụ cả hai điều đấy, Kim Ngân Lượng được xem là cây cảnh phong thủy mang lại nhiều năng lượng tích cực cho người trồng. Cây giúp gia chủ chiêu tài rước lộc, đem phú quý vào nhà.
3.4. Cách chăm sóc
Ánh sáng: Cây tự nhiên xuất phát từ vùng ôn đới nhiệt đới, cận nhiệt đới, dưới tán cây rừng. Do đó, Kim Ngân Lượng ưa sáng bán phần, sống được dưới bóng râm hoặc ánh đèn huỳnh quang. Khi trồng trong nhà, nên trưng nơi có ánh sáng chiếu vào để cây có được lên màu đẹp.
Nhiệt độ, nước: Cách chăm sóc cây Kim Ngân Lượng thích hợp là trồng cây ở nhiệt độ từ 15 – 30 độ, và độ ẩm trung bình. Tùy vào điều kiện thời tiết, chỉ cần giữ ẩm vừa đủ là được. Thông thường, mùa hè cây trồng chậu thường cần tưới nhiều nhất 3 lần/tuần, mùa đông chỉ nên tưới 1 lần/tuần.
Đất trồng: Kim Ngân Lượng thích đất giàu mùn thoát nước tốt. Có thể trộn thêm vào đất trồng hỗn hợp phân bón lót, mùn cưa, xơ dừa để cây sinh trưởng tốt hơn. Nếu trồng cây trong chậu thì lưu ý chọn chậu trồng có lỗ thoát nước ở đáy để tránh ngập úng gây thối rễ chết cây.
4. Quất
4.1. Nguồn gốc
Cây quất còn có tên gọi khác ở miền Nam nước ta là cây tắc. Tên khoa học của quất là Fortunella japonica thuộc chi cam chanh. Cây Quất rất được mọi người ưa chuộng làm cây cảnh tết trong nhà.
4.2. Đặc điểm
Cây quất là thực vật thân gỗ có kích thước trung bình, xanh tốt quanh năm. Các cành quất mọc hướng ra xung quanh và nhỏ dần về đỉnh. Trên thân và cành có các gai nhọn mọc dài có thể gây bị thương nếu không cẩn thận đâm vào người.
Lá cây mọc đơn, màu xanh sẫm khá nhỏ. Cây mọc lá rất xum xuê và tươi tốt quanh năm nhìn rất đẹp và đầy sức sống. Hoa quất có màu trắng, mỗi bông gồm 5 cánh hoa hướng ra xung quanh với nhụy vàng ở chính giữa.
Cây quất có quả hình tròn, khi còn non quả quất xanh đậm và dần chuyển sang màu vàng cam khi chín. Nếu được chăm sóc cẩn thận, cây quất sẽ rất sai quả mọc đều khắp thân cây.
Vỏ quả quất khá mỏng, bao bọc các múi quất và có tinh dầu đắng. Bên trong các múi quất là các tép nhỏ mọng nước. Quả quất thường có vị chua và hơi ngọt khi đã chín. Đây là loại quả chứa nhiều vitamin thiết yếu cho cơ thể con người.
4.3. Ý nghĩa
Sự có mặt của cây quất ngày Tết đã trở nên phổ biến với người dân Việt Nam, nhất là trong những năm gần đây. Đây là loại cây quan trọng và dần có thể so tầm quan trọng với cây hoa đào trong văn hóa ngày Tết của Việt Nam.
Cây quất có phần dễ trồng, dễ chăm sóc lại ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết như cây hoa đào nên đang ngày càng được ưa chuộng. Một ưu điểm khác của giống cây này là cây quất có giá rẻ hơn so với cây đào.
Quất là cây cảnh đẹp, nhiều lá và quả tượng trưng cho sự sung túc đủ đầy. Trồng cây trong nhà vào đầu năm mới như sự cầu mong của con người về một năm mới đầy đủ và sung túc.
Lá quất xanh tốt quanh năm và đặc biệt giàu sức sống vào mùa xuân. Trái quất có dạng tròn, căng bóng tượng trưng cho sự viên mãn. Khi chín, quả có màu vàng cam nhìn rất đẹp, thích mắt và mang ý nghĩa về sự may mắn. Vì vậy, cây quất không chỉ là loại cây trang trí đẹp mà còn tượng trưng cho lời chúc mừng một năm mới gặp nhiều may mắn và hạnh phúc, đủ đầy.
4.4. Cách chăm sóc
Ánh sáng: Cây quất ưa sáng trung bình nên có thể đặt trong nhà hoặc ngoài trời đều được. Tuy nhiên nếu trồng cây trong nhà, người trồng chú ý chọn những vị trí có nhiều ánh sáng như gần cửa ra vào, cửa sổ, ban công để cây tươi tốt và sai quả. Nếu thiếu ánh sáng, cây quất cảnh sẽ yếu và dễ bị bệnh. Trong trường hợp chịu nắng gắt quá lâu, lá và quả quất có thể bị héo và cháy dẫn đến chết cây.
Đất trồng: Đất trồng quất tốt là loại đất thịt giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt. Để cây có đủ dinh dưỡng phát triển, nên tiến hành bón phân định kỳ hàng năm bằng NPK. Nếu trong trường hợp đất trồng đã bạc màu thì cần thay đất mới cho cây.
Tưới nước: Để cây quất xanh tốt và khỏe mạnh thì người trồng cần tưới đủ nước cho cây. Tiến hành tưới hàng ngày vào sáng sớm cho cây với lượng vừa đủ. Tốt nhất hãy tưới cả lên lá cây để rửa sạch bụi bẩn giúp cây dễ quang hợp.
5. Lan hồ điệp
5.1. Nguồn gốc
Lan Hồ Điệp có tên gọi khác là Phalaenopsis, được trồng nhiều ở rừng nhiệt đới. Bởi vẻ đẹp khó cưỡng của mình nên được người dân đem về nhà trồng và trở nên nổi tiếng. Loài hoa này thuộc họ lớn nhất trong các loài hoa và có nguồn gốc từ Đông Nam Á, Australia… Tại Việt Nam, lan hồ điệp là loại cây hoa cảnh được mọi người ưa chuộng tặng nhau vào dịp Tết.
5.2. Đặc điểm
Lan Hồ Điệp thường bám chặt trên thân cây hoặc bám vào đá, có nhiều cuống hoa và thích uốn lượn tạo nên những đường nét duyên dáng cho cây.
Tốc độ sinh trưởng của loài hoa này khá chậm. Nếu trong điều kiện khí hậu, đất đai, nước phù hợp thì khoảng 40 ngày cây sẽ cho ra lá. Khi cây đã mọc đến lá thứ tư thì lúc đó mới có khả năng ra hoa.
Hiện nay, Lan Hồ Điệp còn được lai tạo thành nhiều giống mới khác nhau và đối với giống cây này thì sẽ sống trong môi trường nhân tạo tốt hơn so với điều kiện môi trường tự nhiên. Và điểm cần chú ý là trong môi trường nhân tạo thì thời gian hoa sẽ tàn là ba tháng. Mùa hoa Lan Hồ Điệp sẽ bắt đầu nở từ tháng 12 cho đến cuối cùng của tháng 5.
5.3. Ý nghĩa
Lan Hồ Điệp dù không quá rực rỡ như hoa hồng, tỏa sáng như hoa hướng dương mà Lan Hồ Điệp mang một vẻ đẹp quý phái sang trọng, khiến cho bất cứ ai đi ngang qua đều phải ngắm nhìn bởi sự thu hút mà hoa mang lại.
Theo phong thủy phương Đông, Lan Hồ Điệp có ý nghĩa đại diện cho sự may mắn, tài lộc, sang trọng và sung túc. Còn đối với các nước Châu Âu, Lan Hồ Điệp được xem là biểu tượng của tình yêu mãnh liệt. Ngoài ra, Lan Hồ Điệp còn đại diện cho sắc đẹp của người phụ nữ, hướng đến sự hoàn hảo và quyến rũ.
5.4. Cách chăm sóc
Nhiệt độ, ánh sáng thích hợp và độ ẩm cần thiết: Để Lan Hồ Điệp ở nhiệt độ từ 18 đến 29 độ C là tốt nhất, nếu nhiệt độ quá thấp sẽ khiến cây trở nên khó tính vì không chịu hấp thụ chất dinh dưỡng cần thiết nên sẽ nhanh chóng bị chết. Ngoài ra, Lan Hồ Điệp ưa ánh sáng nhưng loài hoa này rất kén chọn vì không thể để cây trực tiếp dưới ánh nắng của mặt trời mà chỉ có thể để trong nhà. Bạn cũng nên duy trì độ ẩm cho cây trong khoảng từ 50% đến dưới 80% là lý tưởng.
Tưới nước: Khi độ ẩm trong không khí cao đặc biệt là vào mùa xuân, bạn nên tưới cho cây từ 5 đến 7 ngày một lần. Còn mùa hè và mùa thu thì sẽ tăng tần suất tưới lên 1 hoặc 2 ngày một lần. Khi tưới, bạn nên tưới ở phần rễ của cây và tuyệt đối không được tưới lên hoa và lá.
Phân bón: Nên sử dụng phân bón NPK để giúp cây có thể phát triển nhanh chóng, nhất là vào mùa hè. Còn nếu mùa đông, bạn không cần phải thêm bất kì phân bón nào mà chỉ cần duy trì độ ẩm cần thiết để cây không bị héo.
6. Mai vàng
6.1. Nguồn gốc
Nguồn gốc mai vàng vốn được trồng ở miền Nam và Trung Bộ nước ta, nơi có khí hậu khô nóng quanh năm. Mai vàng có thể chịu hạn tốt nhưng không chịu được cái lạnh giá của miền Bắc. Vì lẽ đó nên nếu muốn ngắm cành mai đẹp nhất ta chỉ có thể đón cái tết ở khu vực Nam Trung Bộ của đất nước.
Mai vàng có tên khoa học là Ochna integerima hay còn gọi là hoàng mai, huỳnh mai hay lão mai. Có nhiều tài liệu cho rằng mai được xuất xứ từ Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam từ hồi xa xưa. Tuy vậy, đến thời điểm hiện nay, mai là cây cảnh biểu tượng của tết Việt, của văn hóa Việt được ông cha chăm sóc giữ gìn từ rất lâu đời.
6.2. Đặc điểm
Mai sở hữu bộ rễ rất lớn, ngoài rễ cái thì xung quanh còn mọc ra các rễ phụ có thể bao phủ khắp chậu hoa. Đó cũng là ưu điểm của loài cây này, giúp cây hấp thụ được chất dinh dưỡng tốt hơn, sống được trong nhiều môi trường khắc nghiệt và cũng là tạo thế cho cây được vững vàng hơn, đẹp hơn.
Thân cây mai tròn trịa, cứng cáp, vỏ trơn, không bị bong tróc như những loại cây khác. Bởi vậy khi các nghệ nhân uốn cây thân sẽ không bị nổi những vết xù xì, tạo một nét đẹp hài hòa giữa thân, cành, lá và hoa.
Đặc điểm chung khác của hoa mai là hoa thường có năm cánh, một số loài sẽ có bảy cánh, có màu vàng tươi rất đẹp. Hoa mai có cánh mỏng manh, nhẹ nhàng thanh tao như người con gái Việt; tuy vậy nhưng sức sống lại lâu bền. Không như những loài hoa khác nay nở mai tàn. Hoa mai nếu được chăm sóc đúng kỹ thuật có thể giúp hoa tươi được nhiều ngày, làm cho không gian nhà cửa thêm sang, đẹp hơn.
Thông thường hoa mai sẽ được nở vào mùa xuân, nhưng vì là loài cây cảnh tượng trưng cho tết dân tộc nên người trồng hoa sẽ phải dùng các biện pháp kỹ thuật để hoa có thể nở đúng vào dịp tết cổ truyền.
6.3. Ý nghĩa
Màu vàng của hoa mai hiện diện trong những ngày tết còn đem lại sự may mắn, bình an đến cho gia chủ, nó tượng trưng cho tiền tài, vàng bạc trong suốt cả năm được đầy đủ, no ấm.
6.4. Cách chăm sóc
Chuẩn bị đất: Với những vùng đất thấp cần lên líp rộng 1-1,2m, có rãnh thoát nước để mai không bị úng ngập khi mưa hay nước ngầm dâng cao làm thối rễ mai. Xới đất cho tơi xốp, nhặt hết cỏ dại và gạch đá.
Tưới nước: Mùa nắng nên tưới hàng ngày để đất đủ ẩm, mùa mưa cần đảm bảo tiêu thoát nước tốt và chỉ tưới khi đất khô. Mai trồng trong chậu bốc thoát hơi nước nhanh nên cần tưới nhiều lần hơn so với mai trồng trong đất. Chỉ tưới vào sáng sớm hay chiều mát, không nên tưới quá đẫm vào chiều tối vì dễ phát sinh sâu bệnh do độ ẩm quá cao vào ban đêm.
Bón lót: Bón phân bò, tro trấu với lượng 3-5kg hay phân hữu cơ Đầu Trâu với lượng 0,3- 0,5 kg cho mỗi hố trồng. Nếu trồng mai trong chậu cần trộn đất với phân theo tỷ lệ 3-4 phần đất, 1 phần phân hữu cơ. Rải một phần phân hữu cơ xuống hố, đặt cây, rải tiếp phân hữu cơ quanh gốc rồi lấp đất, lèn chặt.
Biện pháp xử lý để mai vàng ra hoa đúng tết: Cần áp dụng đồng bộ: Bón phân – Xiết nước – Tuốt lá. Từ đầu tháng 10 âm lịch hạn chế bón các loại phân có hàm lượng đạm (N) cao. Từ giữa đến cuối tháng 11 âm lịch, dừng bón phân vào gốc và hạn chế tưới nước để chuẩn bị tuốt lá. Từ 7-10 tháng Chạp, nếu thấy mai sung sức, đã có nụ lớn thời tiết dự báo nắng ấm thì mai sẽ nở sớm, do vậy đối với mai 5 cánh cần tuốt lá vào khoảng 18-20 tháng Chạp.
7. Mai đỏ
7.1. Nguồn gốc
Mai Đỏ là một tên gọi tại VN của Giống Mộc Qua, nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản, hoa có màu đỏ, rất chuộng làm cây cảnh dịp Tết gần đây. Nhưng để trồng bền và ổn định. Bắt buộc phải là dạng cây ghép gốc đào và đã qua quá trình thuần dưỡng khí hậu VN.
7.2. Đặc điểm
Cây Mai Đỏ là một giống cây ngoại nhập gần đây. Hoa tựa như hoa Đào. Nhưng lại có 5 cánh, có nhụy giống hoa Mai. Cây thuộc dòng thân gỗ, tuổi thọ cao. Nó vốn là giống Ôn Đới cho nên khi trồng ở khí hậu Nhiệt Đới phải để nơi mát mẻ.
Hoa có màu đỏ tươi. Khi nở ở nơi nắng mạnh sẽ đổi sang sắc đỏ, ở nơi râm mát sẽ chuyển dần sang sắc hồng. Thời gian giữ hoa lên đến hơn một tháng.
7.3. Ý nghĩa
Về Phong Thủy sắc đỏ thắm của hoa mai đỏ đem đến sự may mắn, tượng trưng cho ước vọng bình yên, đẩy lùi mọi điều xấu, mang đến điềm lành, niềm hi vọng cho gia chủ phù hợp trưng trong ngày. Vì vậy, mai đỏ được lựa chọn để trồng chưng tết rất nhiều. Màu sắc mới mẻ của nó giúp khách hàng có nhiều sự lựa hơn cho các dịp tết.
7.4. Cách chăm sóc
Cây chủ yếu cần nhiều nắng, nắng trực diện cả ngày. Nên trong Tết mình đem cây vào râm chưng 3-4 ngày rồi thì nhớ đem cây nắng trồng lại để tốt.
Đất trồng: tơi xốp, thoát nước tốt, dùng đất đỏ badan trộn sẵn phân tro chấu càng tốt.
Tưới nước: tưới ngày 2 lần, tùy theo thời tiết mà gia giảm, giữ đất ẩm ẩm là được.
Phân bón: dùng phân hữu cơ như phân bò , gà, trùn quế, phân dơi nhập khẩu,… 2 – 3 tuần bón 1 lần, bón xung quanh không bón trực tiếp vào gốc.
8. Trạng nguyên
8.1. Nguồn gốc
Cây Trạng Nguyên hay nhất phẩm hồng có tên khoa học là Euphorbia pulcherrima, là một loại cây cảnh thuộc họ Spurge.
8.2. Đặc điểm
Cây hoa trạng nguyên là loại cây cảnh bụi, thân gỗ nhỏ và thường cao từ 0,6 – 4m, lá cây trạng nguyên màu đỏ phía trên sau đó chuyển dần thành màu xanh khi trưởng thành, lá có hình răng cưa. Chính vì lá non có màu đỏ nên dễ lầm tưởng đó là hoa của cây, hoa của cây trạng nguyên nhỏ, có màu vàng, thường mọc ở trung tâm của cụm lá.
8.3. Ý nghĩa
Cây trạng nguyên mang một ý nghĩa vô cùng tốt đẹp, đó là sự yêu thương, là tài lộc, là sự bình an và cả may mắn đỗ đạt cho gia chủ. Trong nhà có một vài vị trí theo phong thủy rất tốt cho sự nghiệp và đường công danh của gia đình đó là vị trí đông bắc ở phòng khách hay trên ban công của căn nhà. Nếu được đặt một cây trạng nguyên ở vị trí này sẽ rất có lợi cho sự nghiệp của mọi người trong gia đình.
8.4. Cách chăm sóc
Lượng nước: Là một loại cây không ưa nước nên bạn không cần phải tưới nước thường xuyên cho cây. Chỉ cần tưới vừa phải để đất ẩm, khoảng 2 – 5 ngày/lần tùy vào thời tiết và nhiệt độ của phòng. Không nên tưới nước trực tiếp lên cây sẽ làm cho lá cây dễ bị úng gây nên sâu bệnh.
Ánh sáng: Đối với những loại cây có hoa thì ánh sáng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phát triển và ra hoa của cây. Để cây có thể phát triển tốt thì bạn nên để cho cây có thời gian tắm nắng nhất định vào buổi sáng hoặc chiều muộn để cây có thể quang hợp.
Nhiệt độ: Cây trạng nguyên là loại cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ từ 16 – 25 độ C. Vào khoảng này cây sinh trưởng và ra hoa.
Dinh dưỡng: Vì khi trồng đã sử dụng một lượng phân nhất định trộn vào đất để cây có thể sinh trưởng nên trong khoảng 1 – 2 tháng đầu bạn không cần phải bón phân mà chỉ cần tưới nước.
Trên đây là tổng hợp các loại cây phổ biến và dễ dàng tìm mua mỗi độ năm mới đến. Hy vọng qua bài viết trên bạn đã có ý tưởng cho những loại cây cảnh trang trí Giáng Sinh và Tết cho không gian gia đình mình.
Nếu có nhu cầu mua chậu gốm, chậu xi măng, chậu đất nung để trồng cây, các bạn có thể tham khảo các mẫu chậu tại đây hoặc liên hệ trực tiếp:
Hotline: 0902191450
Địa chỉ: Ngã 4 đèn đỏ đường 379, Thuận Tốn, Đa Tốn, Gia Lâm, Hà Nội
Google maps: https://g.page/gomsanvuon
Bài viết liên quan: