Cách trồng và chăm sóc hoa hồng dễ dàng hơn bạn nghĩ. Chỉ cần nhớ các quy tắc cần thiết dưới đây là bạn có thể trồng cả một vườn hoa hồng khỏe mạnh rồi.
Hãy tuân theo 7 quy tắc cần thiết sau để học cách trồng và chăm sóc hoa hồng:
1. Điều kiện trồng
Để cây phát triển tốt, khỏe mạnh và ra hoa nhiều, thì cây hoa hồng nên nhận được ánh sáng mặt trời từ sáu đến tám giờ mỗi ngày. Đất trồng có khả năng thoát nước tốt, giàu chất hữu cơ.
Trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, cây hồng phát triển tốt nhất khi chúng được bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời gay gắt lúc giữa trưa, vậy nên khi trồng có mái che vào buổi trưa hoặc di chuyển cây vào chỗ mát.
2. Trồng đúng thời điểm
Hoa hồng được trồng tốt nhất vào mùa xuân hoặc vào mùa thu. Nên trồng vào đầu mùa thu giúp rễ có đủ thời gian để hình thành trước khi cây ngủ đông trong mùa đông.
3. Trồng đúng cách
Trồng hoa hồng gốc trần hoặc trong chậu ươm đúng cách sẽ đảm bảo cây sinh trưởng tốt.
Trồng trong vườn
Đào hố trồng cần đủ sâu và đủ rộng để cây có thể bám rễ. Nên trồng khu đất thoát nước tốt vì hoa hồng không chịu được ngập úng.
Trộn một lượng lớn phân hữu cơ, rêu than bùn hoặc các chất hữu cơ khác với đất đào từ hố trồng. Tiếp theo, đó rải một lượng ⅓ số hỗn hợp đất đó xuống dưới đáy hố trồng sau đó đặt cây vào hố trồng rồi lấy phần đất đã đào lấp kín gốc, dùng tay ấn nhẹ đất xung quanh gốc để cây đứng thẳng không lung lay.
Dùng bình tưới nước xung quanh hốc trồng cây hoa hồng.
Nếu đang trồng nhiều bụi hoa hồng cùng nhau, hãy đặt chúng cách nhau ít nhất 50cm để cây có không gian phát triển rộng rãi khi chúng trưởng thành.
Trồng hoa hồng trong chậu
Dùng chậu có đường kính khoảng 30 đến 40cm, đáy chậu có lỗ thoát nước, rải một lớp than củi dưới đáy để thoát nước tốt khi tưới.
Đổ phần đất tơi xốp, hoai ủ giàu dinh dưỡng vào chậu, rồi đặt cây vào sau đó vun đất kín xung quanh gốc. Sau đó dùng ngón tay nhấn phần đất xung quanh gốc để giữ cây không bị lung lay, đứt gốc. Để nơi thoáng mát 3-5 ngày, tưới rất ít, chỉ cần giữ cho đất có độ ẩm vừa phải. Sau đó đem ra nắng và tăng lượng nước tưới.
4. Bón phân thường xuyên
Để cây ra hoa đẹp, màu sắc rực rỡ và tươi lâu thì cần bón phân đều đặn cho cây.
Nên bón phân hữu cơ hàng tháng, sử dụng phân chuồng ủ hoai và các loại phân hữu cơ và tự nhiên khác để bổ sung hữu cơ giúp các vi sinh vật có lợi trong đất và cân bằng độ pH trong đất.
Phân bón tan chậm cung cấp cho hoa hồng chất dinh dưỡng cần thiết để chúng phát triển tối ưu.
5. Tưới nước cho cây
Đất cần được giữ ẩm đều trong suốt mùa sinh trưởng. Số lượng và tần suất tưới nước sẽ phụ thuộc vào loại đất và khí hậu nơi trồng hoa hồng. Cây hồng phát triển trên đất cát sẽ cần nhiều nước hơn so với trồng trong đất thịt.
Khi tưới nước, hạn chế tưới ướt lá, sử dụng vòi tưới, bình tưới có vòi, khi tưới tưới hướng thẳng vào đất.
6. Cắt tỉa cây
Việc cắt tỉa chính nên được thực hiện vào đầu mùa xuân.
Loại bỏ bất kỳ cành hoặc nhánh cây nào bị chết hoặc bị hỏng (cành hoặc cây có màu nâu, da khô là đã chết). Chi cần cắt tỉa phần bị chết không cần cắt cả cành hoặc cây.
Cắt tỉa bớt lá cây và các cành nhỏ bị sâu bệnh để cây thông thoáng hơn, không có sâu bệnh trú ngụ.
Đối với hoa đã nở nên cắt bỏ, khi cắt cần cắt bấm ngọn thêm hai tầng lá để tạo cho cây hoa hồng có sức đâm nhánh mới, Khi đó, từ mỗi đầu nhánh đó sẽ cho ra những nụ hoa mới.
Ngoài ra cần quan sát những nụ gầy, nụ bị cháy lá, nụ mọc quá dày cũng nên cắt tỉa. Điều này giúp tập trung dinh dưỡng cho những bông khỏe, nụ to đẹp.
7. Phòng chống sâu bệnh
Cách tốt nhất để phòng bệnh cho hoa hồng là chọn giống kháng bệnh. Những loại hoa này được lai tạo và chọn lọc để chống lại các bệnh phổ biến nhất của hoa hồng bao gồm cả bệnh phấn trắng và đốm đen.
Bệnh phấn trắng
Đây là căn bệnh thường xuất hiện vào mùa hè, đặc biệt là những ngày khô nóng, ẩm ướt vào ban đêm.
Các dấu hiệu nhận biết bao gồm lá cuộn tròn và xoắn lại, hình thành lớp phấn trắng trên lá; thân khô, nụ ít, hoa thường không nở thậm chí chết cây.
Bệnh đốm đen
Là một bệnh nấm lây qua đường nước. Nó xuất hiện dưới dạng những đốm tròn màu đen hoặc nâu ở mặt trên của lá gây ra hiện tượng rụng lá.
Ngăn ngừa bệnh này bằng cách cải thiện độ thông thoáng của cây và tưới nước ở mặt đất.
Một hỗn hợp đơn giản gồm baking soda và dầu hoa quả có thể giúp chống lại sự lây lan của đốm đen. Bạn cũng có thể sử dụng thuốc diệt nấm hữu cơ 3 trong 1.
Côn trùng phá hoại
Các loài côn trùng thích kiếm ăn trên các cây bụi hoa hồng bao gồm rệp, bọ rùa, ve nhện và bướm. Nếu có rệp và các loại ve nhện có thể dùng tinh dầu cây Neem hoặc xà phòng để phun.
Trên đây là một số hướng dẫn cơ bản dành cho các bạn chăm sóc hoa hồng. Chúng mình sẽ đi chi tiết các nội dung ở các bài viết sau.
Các bạn nếu có nhu cầu tìm mua chậu đất nung size lớn để trồng hoa hồng có thể tham khảo tại đây.
Bài viết liên quan: