Thạch xương bồ: đặc điểm, phân loại và cách chăm sóc

Thạch Xương Bồ – loại cỏ thường được giới văn nhân xưa bày biện trong thư phòng như một thú chơi tao nhã. Hiện nay, thú chơi Thạch Xương Bồ đã trở lại và đang được nhiều người quan tâm, yêu thích.

1. Đặc điểm

Thạch xương bồ là một loài thực vật có hoa trong họ Xương bồ. Loài này phân bố ở Đông Á. Thân rễ chứa tinh dầu có asaron, glucosid đắng acorin.

Thạch xương bồ là cây thân thảo, sống nhiều năm. Thân rễ phân nhánh, mọc bò ngang gồm nhiều đốt. Lá hình dải hẹp, có bẹ, mọc ốp vào nhau và xòe sang hai bên ở ngọn. Cụm hoa hình bông mọc ở đầu một cán dẹt, phủ bởi một lá bắc to và dài, nom như cụm hoa mọc trên lá. Quả mọng khi chín màu đỏ nhạt. Thân rễ và lá có mùi thơm đặc biệt.

2. Các loại thạch xương bồ phổ biến ở Việt Nam

2.1. Kim tiền nghệ

thạch xương bồ kim tiền nghệ
Ảnh của Admin “Hội quán Thạch xương bồ – Cỏ thơm”

2.2. Hổ tu

thạch xương bồ hổ tu

2.3 Chính tông

thạch xương bồ chính tông

2.4. Hoàng kim cơ

thạch xương bồ hoàng kim cơ

2.5. Xương bồ Huế

thạch xương bồ huế

2.6. Kim phụng hoàng

kim phụng hoàng

2.7. Hoàng kim nghệ

bạch nghệ

Ngoài ra còn có các dòng khác như: kim tiền, hương miêu, long nguyệt, cực cơ, mê nhĩ, hồi hương cơ…

3. Hướng dẫn chăm sóc thạch xương bồ

3.1. Xử lý phôi

Tất cả các loại thạch xương bồ khi mua về thì thường nằm ở cóc nhựa, phôi được trồng ở nước ngoài một thời gian nên về đến Việt Nam bầu đất đã rất chặt.

Thường lấy phôi về sẽ chăm ở vườn tầm 3-5 ngày trong khay nước. Sau đó mơi đem ra trồng ở chậu đẹp.

Dưỡng ở vườn vài hôm nhằm giúp cây thích nghi với khí hậu và không gian mỗi vùng miền.

cỏ thơm
Ảnh của TuanAnh Do

3.2. Xử lý bộ rễ

Khi lấy phôi về thì nên xử lý kỷ bộ rễ:

– Xả hết đất trong phôi và ngâm vào ca nước.

– Dùng tay bóp bầu để loại bỏ giá thể đá perlite

– Dùng tăm nhọn xói ở góc bầu để lấy đá perlite ở góc ra

Chăm sóc bộ rể tốt sẽ giúp cây phát triển khỏe và không bị bệnh. Ngoài ra cũng giúp rể đâm xuống tránh trường hợp rể đi xuống, không được sẽ bò ngang

– Loại bỏ tất cả rễ hư và úng

– Ngâm vào dung dịch kích rể loảng bằng 1/3 cho cây bonsai. Ngâm trong vòng tử 10-30 phút tùy vào độ khỏe của rễ.

txb
Ảnh của TuanAnh Do

3.3. Xử lý lá

Lá thạch xương bồ khi vận chuyển về sẽ có nhiều lá vàng và lá úng nên bạn dùng nhíp và kéo để loại bỏ tất cả lá hư, úng.

Nhổ lá nhổ từ ngoài vào và nhổ ngược góc. Các lá bị dập úng nên loại bỏ ngay vì rất dễ lây sang lá bên cạnh.

Những lá vàng đọt thì dùng kéo bấm phần bị vàng đi. Nên bấm chéo để tạo cảm giác lá vẫn nhọn và phần tiếp xúc với không khí rộng hơn.

3.4. Làm chất trồng

Chất trồng thạch xương bồ bao gồm Akadama – Pumice – Perlite – Rêu mục, trộn tỉ lệ đồng đều.

Nếu khó quá thì có thể dùng cách mình thường dùng. Giá thể trong bầu khi lấy về trộn chung Akadama và Pumice. Perlite và rêu mục thì trong bầu đã có sẵn.

3.5. Trồng thạch xương bồ

Thạch xương bồ là loại có thể trồng cạn, bán cạn. Trồng chậu hoặc ký đá thả nước…

– Trồng chậu thì nên chọn loại chậu có miệng loe và lỗ thoát nước lớn giúp giá thể thoát nước tốt. Thoát nước tốt thì cây sẽ phát triển mạnh.

– Đá thì bạn nên chọn đá thấm thủy, đá vôi, thạch vua… Đá nên có hốc chứa giá thể hoặc đá có lỗ để thủy canh.

txb
Ảnh của Hoàng Cường

Cách thức trồng:

– Chậu chuẩn bị có lỗ thoát nước lớn

– Lót lưới chắn dưới đáy chậu

– Bẻ ít xốp lót đáy hoặc đá pumice size lớn

– Giá thể đã chuẩn bị và trồng

Chú ý khi trồng thạch xương bồ không nên lèn góc chặt quá và nên trồng sao cho thân lá nằm trên mặt giá thể.

Trồng thoáng giúp rễ có không gian phát triển và trồng thân lên mặt giá thể giúp mầm con phát triển dễ hơn.

Nếu bí quá thì khó thoát nước dẫn đến úng và trồng phủ góc thì mầm con không nảy lên được sẽ thối ở góc.

3.6. Chăm sóc thạch xương bồ

Ảnh của Trần Sơn Tùng

Thạch xương bồ là loại ưa nước và cần không gian thoáng, vì vậy không phù hợp trồng trong nhà.

– Trời mưa nhẹ rất tốt cho cây phát triển

– Sương đêm cũng rất cần thiết

– Nắng thì ngày chỉ cần 1-2h

Cây khi mới thay chậu thì nên để chỗ thoáng mát ngày tưới phun sương hai lần sáng và chiều.

Chú ý khi tưới nên tưới thẳng vào góc và phun sương qua lá. Hạn chế phun trực tiếp mạnh quá lên lá. Lá ướt quá sẽ dính bết lại với nhau dể gây ra úng lá và bệnh.

Thời gian đầu 10-15 ngày không cần phải bón phân sau này nếu có thể thì cho 3-5 viên tan chậm hoặc bón lá.

Nhặt lá vàng thường xuyên, nhổ lá biên nếu thấy lá biên già quá. Nhổ lá biên giúp mầm con bên trong phát triển dễ hơn.

Các bạn có thể tham khảo các mẫu chậu bonsai mini đẹp trồng thạch xương bồ tại đây.

(Nội dung bài viết có tham khảo kiến thức tại Hội quán “Thạch Xương Bồ – Cỏ Thơm”.)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *