Hoa súng – ý nghĩa, công dụng và cách chăm sóc

Hoa súng mang nét đẹp dân dã, nhẹ nhàng và là biểu tượng của sự thuần khiết. Nếu bạn có cơ hội được chiêm ngưỡng mùa trổ bông của chúng thì chắc chắn rằng bạn sẽ không bao giờ quên được khung cảnh tuyệt đẹp ấy.

Nội dung bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn thông tin về ý nghĩa, đặc điểm và cách trồng, chăm sóc cây.

1. Ý nghĩa của hoa súng

Nếu hoa sen là loài hoa tượng trưng, là hình ảnh thể hiện cho tôn giáo thì hoa súng thể hiện cho sự yêu thương của hai vợ chồng.

Bên cạnh đó, súng còn là loài hoa mang ý nghĩa tương phản. Nó vừa tượng trưng cho sự trong trắng của con tim, vừa là sự lạnh lùng.

Bên cạnh đó thì mỗi màu sắc của hoa Súng đều mang một thông điệp, ý nghĩa khác nhau.

Hoa súng màu trắng: tượng trưng cho sự thuần khiết, tinh khôi và trong sáng

hoa súng trắng

Hoa súng màu vàng: tượng trưng cho sự quý phái, tiền tài

hoa súng vàng

Hoa súng màu tím: biểu tượng của sự thủy chung, bất diệt trong tình yêu

hoa súng tím

Hoa súng màu hồng là biểu tượng của lãng mạn, mộng mơ của tuổi trẻ

hoa súng hồng

Hoa súng màu đỏ: thể hiện sự trẻ trung, năng động, tràn đầy sức sống

hoa súng đỏ

Hoa súng màu xanh: biểu tượng cho hình ảnh của tôn giáo

hoa súng xanh

2. Đặc điểm

Cây hoa súng thuộc loại cây thủy sinh, sống lâu năm, lá nổi trên mặt nước. 

Lá súng

Là lá đơn, có hình tròn, xẻ thùy sâu tới cuống, rìa lá lượn sóng.  Lá non có màu nâu đỏ rồi chuyển dần sang màu xanh bóng, mặt dưới lá có màu đậm hơn. 

Hoa súng

Ở nước ta hoa thường có màu hồng đậm, lâu lâu ta sẽ bắt gặp hoa màu tím, trắng hoặc xanh lam nhạt. Hoa nổi trên mặt nước, được nâng đỡ bởi cuống màu nâu đỏ. Đường kính của hoa khi còn nở trạng thái nụ khoảng 5 – 10cm, khi hoa bung nở có độ rộng lên đến 15 – 20cm. Các cánh hoa hình thuyền xếp đều từ tâm ra ngoài theo tầng, tạo thành bông hoa có chiều sâu, khum khum e ấp. Nhụy hoa xoắn gồm 5 hoặc 34 lá noãn. Hoa súng thường nở được 3 – 5 ngày.

Hoa súng nở hầu như quanh năm khi thời tiết ấm áp, khi quá lạnh cây có thể lụi đi và tiếp tục hồi phục khi ấm hơn.

đầm

Thân và rễ

Cây hoa súng có rễ và thân nằm dưới mặt nước, đặc điểm là loại thân rễ bò dài, ẩn trong bùn ao, hồ. Thân súng màu nâu đỏ, có đường kính khoảng 0,5 – 1cm, uốn lượn trong nước trông rất bắt mắt.

Nếu bạn quan sát kỹ, bạn có thể dễ dàng nhận ra rằng súng cũng có rất nhiều quả và hạt đấy nhé.

3. Cách trồng hoa súng

3.1. Chuẩn bị

Dụng cụ trồng

Bạn có thể trồng hoa súng trong ao, hồ, hay bất kì đâu.

Nếu trồng trong chậu, chậu trồng hoa súng có thể làm bằng xi măng, nhựa, sứ. Chậu cần có kích thước tối thiếu: miệng rộng khoảng 30 – 45cm và sâu khoảng 15 – 25cm. 

thu hoạch

Đất trồng

Đất trồng súng không cần quá cầu kỳ đâu nhé, bạn chỉ cần dùng loại đất sạch không có sâu bệnh thường dùng để trồng các loại cây cảnh khác là được. Tuy nhiên, trước khi trồng, cần lọc đất để loại bỏ hết các loại sạn, sỏi, đá và than bùn. Trộn đất với vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… để tăng độ dinh dưỡng giúp cây phát triển nhanh chóng.

Hoa sẽ phát triển tốt nhất trong môi trường bùn nhiều dinh dưỡng.

Giống hoa

Thông thường, người ta thường trồng hoa súng bằng củ. Nên chọn những củ súng mập đều, cầm chắc tay, không bị sâu bệnh hại, có những đoạn rễ đã phát triển khỏe.

củ súng

3.2. Các bước trồng hoa súng

Sau khi mua củ súng giống, chúng ta cần xử lý qua bằng cách sử dụng kéo để cắt tỉa bỏ những đoạn rễ và lá đã quá già.

Tiếp theo, ngâm củ súng giống trong môi trường nước không có hóa chất (nước giếng, ao, hồ,…) khoảng 10 – 15 ngày để củ ra rễ non, sau đó tiến hành trồng.

Khi trồng súng, cần phải trồng củ giống ở gần về phía rìa chậu, thành chậu. Cần đảm bảo lá trên củ hướng về phía giữa chậu và hướng lên trên tạo thành một góc nghiêng khoảng 45 độ.

cây con

Nên trồng với độ sâu 30 – 40cm, trồng sâu quá cây nhiều lá, ít hoa hoặc bị chết. Chiều cao từ cuống lá lên mặt nước khoảng 4 – 5cm là thích hợp nhất.

Để chậu hoa súng được sạch sẽ và đẹp đẽ, bạn nên rải sỏi và đá sạch kín hết phần đất trong chậu.

4. Cách chăm sóc

Ánh sáng

Cây cần ánh sáng tối thiểu từ 6-7h để có thể quang hợp và có nhiều hoa. Chính vì vậy không nên để trong nhà quá nhiều ngày, cây sẽ chết hoặc không có hoa.

Nhiệt độ

Là loại cây ưa sự ấm áp, nên nhiệt độ phù hợp để cây nở hoa quanh năm là từ 16-30 độ C. Nếu nhiệt độ tăng quá cao sẽ khiến cây bị chậm lớn, cháy lá hay quá lạnh thì cây cũng sẽ không ra hoa.

Độ ẩm

Loại cây này cần độ ẩm.

Đất trồng

Cây cần trồng trong bùn chứa nhiều chất dinh dưỡng nên độ sâu phù hợp là 30-40cm. Không được trồng cây quá sâu vì như vậy sẽ khiến cây ra quá nhiều lá, ít hoa. Chiều cao nên từ cuống lá lên mặt nước từ 4-5cm. 

chậu hoa

Tưới nước

Luôn phải duy trì lượng nước trong chậu đủ để cây có điều kiện phát triển tốt. 

Bón phân

Bón lót trước khi trồng bằng phân bò hoại mục, phân gà, NPK, phân hữu cơ mục. Cách 1-2 tháng ta nên bón 1 thìa cà phê phân bón gói vào giấy báo rồi để xuống gốc cây nhằm giúp cây có thêm sức và phát triển tốt hơn.

Lưu ý: Cần cắt bông đến sát gốc khi hoa đã tàn và lá úa để cây tập trung dinh dưỡng nuôi những hoa, lá mới.

5. Công dụng của cây hoa súng

Tác dụng trong trang trí, làm cảnh

Hoa súng với vẻ dung dị, mộc mạc nhưng đầy quyến rũ và đặc tính ra hoa liên tục nên rất được ưa chuộng trồng để trang trí trong sân vườn, khuôn viên các địa điểm…

tiểu cảnh

Tác dụng chữa bệnh

Cụ thể, hoa súng rất giàu Nuciferine C19 H21 NO2 – đây là Alkaloid, một Amin có nguồn gốc tự nhiên. Chất này thường dùng để điều trị chứng bất lực sinh lý ở nam và nữ giới.

Bên cạnh đó, hoa súng còn chứa nhiều chất như: Apomorphine C17 H17 NO2, Phytosterol, Bioflavonoids, Phosphodiesterase, Glucose, Fructose, Sucrose, Mannitol, Raffinose, Amino axit, Axit Galacturonic. Những chất này hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson rất hiệu quả.

Ngoài ra, hoa súng còn dùng để chữa bệnh tiêu chảy, kiết lỵ, rối loạn tiêu hóa, đường tiểu bị rối loạn, mất ngủ kinh niên hay tiểu đường.

Người ta dùng hoạt chất được lấy từ lá hay cọng súng để chữa bệnh gan. Làm giảm lượng đường trong máu, giảm mỡ trong máu hiệu quả, giúp cải thiện tình trạng bệnh tối đa.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn tận dụng trong việc hỗ trợ sức khỏe, thì nhớ phải nghiên cứu kỹ và hỏi ý kiến bác sĩ nhé.

Hy vọng qua bài viết trên các bạn đã có kiến thức tổng thể về loài hoa tuyệt đẹp này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *