Hoa đậu biếc – tác hại cần biết và những lưu ý khi sử dụng

Hoa đậu biếc nổi tiếng là loại hoa giàu chất chống oxy hóa nhưng sự thật là không phải ai cũng phù hợp để sử dụng loại hoa này.

Cây hoa được rất nhiều người ưa thích bởi những ứng dụng đa dạng, ý nghĩa của chúng trong đời sống. Màu xanh biếc của hoa đậu biếc lại dễ dàng tan trong nước với thời gian rất ngắn. Do đó, khi được dùng trong ẩm thực, nó giúp món ăn ngon lành, đẹp mắt hơn.

hoa dau biec

Trong y học, đậu biếc được nghiên cứu chứa nhiều chất anthocyanin – một chất chống oxy hóa. Nó có thể bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương tế bào, từ đó phòng ngừa bệnh ung thư. Còn trong chuyện làm đẹp, hoa thường được chị em sử dụng để làm đẹp da, đẹp tóc.

Tuy nhiên mọi người không nên thần thánh hóa công dụng của hoa đậu biếc mà chỉ nên coi chúng là món đồ uống hỗ trợ cải thiện sức khỏe. Thậm chí hoa đậu biếc khi bị lạm dụng, sử dụng sai liều lượng thì có thể khiến người dùng rước bệnh.

1. Bộ phận có để gây độc của cây hoa đậu biếc

Khi dùng hoa đậu biếc để pha trà, làm đẹp nên lưu ý vì cây đậu biếc có 2 bộ phận chứa chất độc đó là: Hạt và rễ.

hat dau biec

Chuyên gia cho hay, rễ đậu biếc có vị chát, đắng, có chứa một lượng nhỏ chất độc. Nó dùng để điều chế thuốc tẩy, thuốc xổ, thuốc hay trị rắn cắn, côn trùng cắn… do đó có thể gây buồn nôn nếu ăn phải.

Còn hạt chứa khoảng 12% chất dầu có khả năng gây ngộ độc khi nhai nuốt phải; biểu hiện là nôn mửa, tiêu chảy nặng.

2. Những đối tượng không nên sử dụng hoa đậu biếc

2.1. Người bị huyết áp thấp, đường huyết thấp

Trong Y học cổ truyền, hoa có tác dụng làm giảm trị bệnh âu lo, chống trầm cảm, an thần, lợi tiểu, giải nhiệt, làm dịu và săn da… Tuy nhiên, chúng lại mang tính hàn, có thể gây lạnh bụng. Do đó những người có tiền sử huyết áp thấp và đường huyết thấp không nên dùng nhiều; kẻo gây ra tình trạng choáng váng và chóng mặt, buồn nôn.

2.2. Phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt hoặc đang mang thai

Bà bầu và trẻ sơ sinh là đối tượng được khuyến cáo không nên dùng hoa đậu biếc. Trong hạt của cây hoa có chứa anthocyanin – một hợp chất có khả năng làm tử cung co bóp dữ dội. Chính vì thế, phụ nữ đang trong thai kỳ không nên sử dụng quá nhiều kẻo ảnh hưởng đến thai nhi. 

tra hoa dau biec

2.3. Người đang dùng thuốc chống đông máu

Cũng bởi hoa đậu biếc chứa nhiều chất anthocyanin nên có thể làm ngưng kết tiểu cầu, chậm đông máu, khiến thuốc mất đi tác dụng. Do đó, người đang có vấn đề về khả năng đông máu, đang uống thuốc chống đông máu thì nên tránh dùng trà hoa. 

2.4. Người cao tuổi, trẻ nhỏ

Đối với những bệnh nhân lớn tuổi có bệnh nền mãn tính việc dùng thêm thực phẩm chứa hoạt chất anthocyanin cũng cần phải thận trọng. Ngoài ra, cơ thể của trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh vẫn còn non yếu, chưa hoàn thiện; không phù hợp để sử dụng loại hoa này kẻo sinh tác dụng phụ.

2.5. Người đang điều trị bệnh, người sắp phẫu thuật

Những người đang chuẩn bị làm phẫu thuật hoặc dùng thuốc chống đông máu phải hạn chế dùng hoa đậu biếc.

Bên cạnh đó, những ai có tiền sử huyết áp thấp và đường huyết thấp cũng không nên dùng nhiều. Hoa có các thành phần làm hạ huyết áp và giảm đường huyết; gây nên tình trạng choáng và chóng mặt, buồn nôn.

3. Lưu ý khi sử dụng hoa đậu biếc

– Hoa đậu biếc tốt nhưng mỗi người khỏe mạnh chỉ nên uống khoảng 1-2 ly trà hoa đậu biếc trong ngày (khoảng 5-10 bông, tương đương 1-2 gram hoa khô).

– Không nên uống trà hoa để qua đêm, bởi uống vào sẽ ảnh hưởng hệ tiêu hóa.

– Nhiệt độ lý tưởng để pha trà là khoảng từ 75 – 90 độ C. Vì khi pha trà ở nhiệt độ quá cao sẽ ảnh hưởng đến hương vị của trà. Ngược lại, nếu pha trà với nước quá nguội thì tinh chất trong trà sẽ không tiết ra được hết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.