Chậu trồng lan hiện nay rất đa dạng về mẫu mã chất lượng để lựa chọn. Vậy loại chậu nào phù hợp để trồng và chăm sóc cho cây phát triển tốt?
Thực sự mà nói mỗi loại chậu đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Không loại chậu nào là tuyệt đối cả. Chúng ta sẽ đi vào phân tích ưu nhược điểm của từng loại nhé.
1. Chậu nhựa
Ưu điểm của loại chậu nhựa là giá rẻ, nhẹ, ít tốn giá thể, thoát nước nhanh. Khi trồng lan bằng chậu nhựa treo sẽ ít tốn diện tích và không làm nặng giàn.
Cây lan con trồng bằng chậu nhựa thì phát triển khá tốt, hợp với nhà vườn làm kinh tế. Khi đóng gói, vận chuyển cây trồng bằng chậu nhựa rất dễ dàng. Vì là nhựa nên nó rất nhẹ bớt được giá cước.
Hạn chế của loại chậu trồng lan này là một số loại có thẩm mỹ không được đẹp. Khi trồng lan vào chậu nhựa được khoảng 1 năm rễ ra rất nhanh làm chật chậu. Điều này làm ta phải thay chậu liên tục.
Bên cạnh đó nó không phù hợp với các loại lan đơn thân hay lan kiếm có bộ lá to. Chậu chỉ phù hợp trồng các loại lan đơn thân nhỏ và các loại lan giống.
2. Chậu bằng nhựa giả gỗ
Mẫu chậu này là một sự thay đổi đáng kể của mẫu chậu nhựa mà bao năm nay không thay đổi. Đây có thể nói là một sự cải tiến trong quá trình chơi lan.
Ưu điểm chơi chậu nhựa giả gỗ này là thoát nước nhanh, giữ ẩm mà không ướt. Bộ gốc có gió lùa nên phát triển khá tốt. Trôi nhanh phân dư thừa, cặn bã, mùn dôi dư tích tụ trong quá trình chăm sóc lan. Gió va đập không vỡ như chậu đất nung, an toàn cho người bên dưới. Màu sắc cũng khá đa dạng, bền và giá cả bằng chậu dớn, bảng dớn.
Nhược điểm loại này nếu đóng hàng đi xa hơi cồng kềnh.
3. Chậu đất nung
Đây là loại chậu đẹp về hình thức, bền theo thời gian nên thích hợp trồng nhiều loại lan. Bạn có thể tái sử dụng lại nhiều lần miễn là đừng làm vỡ nó.
Nguyên liệu chính làm nên chậu là đất sét đỏ và được nung ở nhiệt độ cao. Chính vì thế chậu có tính thấm hút tốt những vẫn giữ ẩm làm mát bộ rễ cho lan. Qua đó góp phần hỗ trợ quá trình trao đổi chất cho cây mùa phát triển.
Hạn chế của chậu đất nung theo là khá nặng giàn, không chịu được va đập mạnh. Do vậy nếu trồng nhiều thì nên làm giàn kiên cố sẽ tốt hơn.
Bên cạnh đó một số loại chậu đất nung tốt hiện nay giá cũng cao từ 15-40k 1 cái.
4. Chậu gỗ
Hiện nay đây là loại chậu cũng khá phổ biến sau chậu đất nung và chậu nhựa. Chất liệu làm nên chúng đa số là các loại gỗ bền như gỗ căm xe, gỗ lim….
Chậu gỗ hợp với cây lan xét về cả 2 tiêu chí khả năng phát triển và thẩm mỹ. Cây lan là loại rất ưa sự khô thoáng chính vì thế chậu gỗ đáp ứng tốt tiêu chí này.
Trồng lan bằng chậu gỗ thoát nước nhanh nhưng vẫn đảm bảo được độ ẩm cho cây. Về mặt thẩm mỹ thì lan trồng vào chậu gỗ cũng khá hợp. Nhiều cây bản lá to như lan kiếm trồng vào chậu gỗ cũng bề thế chả kém vào chậu gốm.
Hạn chế của loại chậu trồng lan này là giá thành cũng khá cao. Một chậu có giá giao động từ vài chục đến vài trăm tùy loại. Khi trồng lan vào chậu gỗ phải treo, nên đôi khi trưng bày không được thuận tiện.
5. Chậu gốm
Loại chậu này ưu điểm là giữ ẩm tốt, bón phân qua rễ không bị thất thoát. Vì thế nó khá hợp với các loại lan nhất là địa lan kiếm.
Loại chậu trồng lan này thường kết hợp làm cả bộ giá kệ bằng sắt. Mục đích để sắp xếp đồng loạt nhìn chậu khá đẹp mắt.
Hạn chế của chậu trồng lan bằng gốm đó là thiếu sự thông thoáng. Vì vậy nó hay làm bộ rễ lan bị bí gió và thối; nhất là với các cây lan kiếm thái.
6. Chậu kết hợp lũa
Lan ghép lũa hoặc các chậu làm cũng là cách chơi khá thú vị, gần gũi thiên nhiên. Khi lan ra hoa nhìn rất đẹp mắt.
Tuy nhiên ghép lũa cây lan sẽ bị thiếu độ ẩm, khó bón phân qua rễ. Hạn chế nữa là nặng giàn, khó vận chuyển đóng gói giao lưu đi xa. Giá thành cho loại chậu này cũng khá đắt.
Trồng lan là cả một quá trình đòi hỏi nhiều kỹ thuật và kinh nghiệm khác nhau. Do đó, nếu mới chơi bạn hãy bắt đầu bằng cách tìm cho mình một chậu trồng lan thích hợp. Để qua đó làm nền tảng cho cây lan phát triển sau này nhé.
Các bạn nếu có nhu cầu tìm mua có thể tham khảo các mẫu chậu đất nung độc đáo để trồng lan tại đây.
Bài viết liên quan: